Giúp đỡ người khác, nói lời cảm ơn, trung thực với bản thân hay tập thể dục, chăm sóc cơ thể là những cách để tìm được hạnh phúc trong cuộc sống.
Ảnh: Internet
Nghe có vẻ nghịch lý nhưng thường để tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình, bạn cần tập trung vào người khác.
Xã hội hiện đại và văn hóa tiêu dùng dạy điều ngược lại và từ khi còn nhỏ, nhiều hệ thống niềm tin đã nói với chúng ta rằng cuộc sống là thành công của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bạn càng chỉ tập trung vào nhu cầu của bản thân, bạn càng cảm thấy cô đơn và mất kết nối hơn.
Có một thực tế sinh học và tâm lý xã hội rằng: con người được tạo ra để liên hệ và giúp đỡ lẫn nhau.
Cho dù đó là tình nguyện dành một chút thời gian mỗi ngày để giúp đỡ người khác hay chỉ giúp đỡ đồng nghiệp tại nơi làm việc, thói quen xem bạn có thể làm gì cho người khác thay vì chỉ cho bản thân mình sẽ tạo nền tảng tuyệt vời cho sự viên mãn trong cuộc sống.
Đây là một bí mật hàng ngày khác của những người cảm thấy hạnh phúc ở mức độ sâu sắc. Họ nói lời cảm ơn ít nhất một lần một ngày với ai đó đã giúp đỡ họ vào ngày hôm đó hoặc trong những ngày trước.
Có nhiều cách bạn có thể làm điều này, và nó không giống với việc thực hành lòng biết ơn hay ở trong một trạng thái thiền định nào đó. Nó có nghĩa là bạn thực sự bày tỏ lời cảm ơn chi tiết đến ai đó đã giúp đỡ bạn, chẳng hạn gửi email đến một người bạn cũ để chúc sức khỏe và cảm ơn họ vì tất cả sự hỗ trợ của họ trong những năm qua... Đó có thể là một tin nhắn ngắn gửi đến bà chủ nhà của bạn, chúc bà ấy có những ngày nghỉ vui vẻ, cảm ơn bà từ tận đáy lòng vì sự chuyên nghiệp và chu đáo của bà kể từ khi bạn chuyển đến.
Đó cũng có thể là lời cảm ơn mẹ của bạn vì đã nấu một bữa ăn tuyệt vời khi bạn về thăm nhà.
Chỉ cần nói lời cảm ơn mỗi ngày một lần với ai đó cụ thể và vì một lý do cụ thể!
Hãy thử tưởng tượng rằng bạn theo đuổi ước mơ của mình và đạt được chúng, nhưng bạn đi ngược lại nhiều giá trị và đạo đức cốt lõi của mình trong quá trình đạt được điều đó.
Vì vậy, dù có được thứ mình muốn, bạn đã không trung thực để đạt được điều đó và trở thành một người mà nếu tự soi mình trong gương, bạn lại thấy có chút xấu hổ. Như vậy, liệu bạn có thực sự chiến thắng?
Hạnh phúc thực sự đòi hỏi phải tìm ra những giá trị và ranh giới cốt lõi mà bạn sẽ không vượt qua và sau đó gắn bó với chúng. Bởi vì ngay cả khi sự "linh hoạt về mặt đạo đức" dẫn đến một số thành công, thì về lâu dài, điều đó chắc chắn sẽ khiến bạn mất đi sự tôn trọng dành cho chính mình.
Những người cảm thấy hạnh phúc thường không quên để ý đến cơ thể họ. Điều này có nghĩa là họ tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và quan tâm đến vệ sinh, sức khỏe bằng mọi cách có thể.
Bạn không nhất thiết phải trở thành một cỗ máy, nhưng điều quan trọng là phải chăm sóc sức khỏe của chính mình.
Thuê một huấn luyện viên cá nhân để hỗ trợ bạn trong quá trình rèn luyện sức khỏe cũng có thể rất đáng giá.
Hạnh phúc không xảy ra do nhầm lẫn và điều quan trọng là phải tôn trọng, chăm sóc cơ thể nếu chúng ta muốn đạt được mức độ hạnh phúc tinh thần và cảm xúc cao hơn.
Bạn không nhất thiết phải trở thành một cỗ máy, nhưng điều quan trọng là phải chăm sóc sức khỏe của chính mình
Những người đang tìm kiếm hạnh phúc thường có thể rơi vào một cái bẫy: Họ tin vào một ý tưởng đơn giản và có hại rằng ai đó khác hoặc một giáo lý cụ thể sẽ "cứu vãn" hoặc "sữa chữa" được họ.
Nhiều người lạm dụng các vị trí quyền lực về mặt tâm linh, tôn giáo để tuyên bố sẽ đưa bạn đến nơi quyền cao chức trọng bằng sức mạnh và kiến thức ma thuật của chính họ.
Kết quả là sự mất quyền lực và thường đi vào những con đường tâm linh hoặc tôn giáo đen tối dạy cho mọi người biết rằng họ không xứng đáng, có lỗi và phải đổ lỗi cho mọi điều sai trái trong cuộc sống của họ.
Tài chính là thứ mà chúng ta có xu hướng nghĩ đến theo cách dài hạn hơn. Ví dụ, nhiều người giữ ngân sách hàng tháng hoặc tập trung vào tiền lương hàng năm của họ. Sau đó, ít nhiều họ cuối cùng trở nên rất chán nản hoặc thất vọng về tình hình tiền tệ của mình khi lâm vào cảnh nợ nần hoặc hầu như không hòa vốn vào cuối năm.
Thực tế là nhiều người trong chúng ta không chú ý đến số tiền ta chi tiêu hoặc tiết kiệm hàng ngày để rồi mắc nợ hoặc rất thất vọng vào cuối tháng hoặc cuối năm. Nhưng khi bạn chia nó thành tuần và ngày, bạn thực sự có được bức tranh tài chính rõ ràng hơn nhiều.
Cách để đạt cảm giác thỏa mãn về tài chính bao gồm:
- Viết ra thu nhập hàng năm của bạn, sau đó trừ đi số tiền bạn muốn tiết kiệm. Kết quả chính là phần thu nhập có thể chi tiêu của bạn.
- Chia thu nhập có thể chi tiêu cho 12 để có thu nhập có thể chi tiêu hàng tháng. Chia số này cho 4 cho số tiền có thể chi tiêu hàng tuần, sau đó lấy số này chia cho 7 cho để biết số tiền có thể chi tiêu hàng ngày là bao nhiêu.
- Chỉ chi tiêu số tiền này tối đa mỗi ngày. Không phung phí vào phút cuối tại các nhà hàng hoặc quán bar đắt tiền, không bốc đồng mua một chiếc áo mới đắt tiền.
- Chìa khóa ở đây là giữ một cuốn sổ nhỏ hoặc tập tin trên điện thoại hoặc thiết bị của bạn để theo dõi số tiền bạn chi tiêu mỗi ngày.
Tài chính là thứ mà chúng ta có xu hướng nghĩ đến theo cách dài hạn hơn
Cuốn nhật ký ngắn gần giống như cuốn ghi chú, nhưng bạn cũng có thể viết ra các mục tiêu, cảm xúc mạnh mẽ mà bạn đã có và những điều bạn muốn tập trung vào trong những ngày tới hay tuần tới.
Điều này giúp bạn sắp xếp các suy nghĩ của mình theo thứ tự, đúc rút và phản ánh lại một số trải nghiệm mà bạn đã trải qua và ý nghĩa của chúng.
Tác giả về chăm sóc sức khỏe Ann Pietrangelo khuyên rằng nhật ký là một cách hay để sắp xếp suy nghĩ, phân tích cảm xúc và lập kế hoạch. Bạn không cần phải là một thiên tài văn học hay viết nhiều sách mới được hưởng lợi từ thói quen này.
Một thói quen hàng ngày khác cần duy trì là dành một giờ mỗi ngày không sử dụng thiết bị. Trong thời gian này, hãy ngủ một giấc ngắn (siesta) hoặc đi dạo nhẹ nhàng ngoài trời. Bạn sẽ cảm thấy sảng khoái, hồi sinh và giống con người hơn một chút so với việc bạn chỉ ngồi trước máy tính hoặc điện thoại cả ngày.
Rất nhiều người tuyệt vời cuối cùng trở nên kiệt sức và mệt mỏi vì họ dán mắt vào thiết bị của mình cả ngày, kể cả khi đang ăn trưa tại nơi làm việc. Kết quả của thói quen này sẽ khiến bạn bị thở nông, không thư giãn được và luôn ở chế độ "on", từ đó làm bạn thấy hoàn toàn kiệt sức vào cuối ngày.
Đảm bảo ngắt kết nối khỏi thiết bị của bạn ít nhất một giờ mỗi ngày và tắt tất cả chuông trừ trường hợp khẩn cấp sẽ giúp bạn thấy thoải mái, hạnh phúc hơn
Hầu hết mọi bài viết về self-help (tự lực) đều khuyên bạn không nên so sánh bản thân với người khác để được hạnh phúc. Tuy nhiên, đó không hẳn là một lời khuyên đúng đắn và đây là lý do tại sao:
- Không thể tránh khỏi việc chúng ta so sánh bản thân với người khác và để ý đến cuộc sống của người khác, sẽ thật tự mãn khi giả vờ rằng chúng ta không ghen tị, buồn, vui hay bối rối trước những người xung quanh.
- Con người là sinh vật xã hội, tất nhiên cần so sánh bản thân với người khác.
- Khi so sánh bản thân với người khác, điều đó không nhất thiết phải theo cách tiêu cực hoặc làm mất quyền lực. Bạn có thể thấy những gì người khác đã đạt được hoặc đang gặp khó khăn và nói "Tôi muốn điều đó" hoặc "cảm ơn Chúa, tôi không gặp phải tình huống đó".
- Biết so sánh bản thân với người khác không chỉ là điều tự nhiên mà còn giúp thúc đẩy và trao quyền cho bạn theo đuổi mục tiêu của mình.
- Bạn không tự hỏi liệu mình có hạnh phúc hay thậm chí nghĩ về điều đó hay không.
- Bạn sẽ chỉ hạnh phúc và sống trong hiện tại.
- Hạnh phúc ở mức độ sâu sắc hơn không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ gặp khó khăn hay những khoảnh khắc khủng hoảng, mà bạn sẽ coi đó là những khoảng thời gian đáng giá.
Chúc bạn thực hiện thành công những điều trên đây và thật hạnh phúc nhé!