Thoạt nhìn, những người giỏi chịu áp lực đều là những người có vẻ ngoài điềm tĩnh và cách ứng xử điềm đạm trước mọi vấn đề. Thế nhưng mấy ai biết đằng sau vẻ ngoài đĩnh đạc, bản thân họ đã phải tập luyện rất nhiều để có thể duy trì tâm thế vững vàng trước những áp lực cuộc sống.
Thực tế, không phải bản thân lúc nào cũng có thể bình tĩnh trước những tình huống không may. Tuy nhiên, đối với những người có khả năng chịu áp lực cao, việc duy trì những thói quen lành mạnh sẽ giúp họ tăng thêm khả năng xử lý áp lực và phục hồi nhanh chóng sau những căng thẳng đã xảy ra. Cùng Fowi khám phá 10 thói quen đặc biệt dưới đây của những người giỏi chịu áp lực, bạn nhé!
Những người có khả năng chịu áp lực tốt thường là người biết cách tự chăm sóc bản thân. Họ ưu tiên những nhu cầu tối thiểu của mình vì họ hiểu rằng, để công việc được hoàn thành hiệu quả, họ cần phải đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất luôn ở trạng thái ổn định. Điều này có nghĩa họ luôn ưu tiên cho sức khỏe bản thân bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đảm bảo giấc ngủ chất lượng và không gắng sức làm những gì vượt quá khả năng của mình. Họ luôn có kế hoạch hay lịch trình cố định và chỉ nhận nhiệm vụ mới khi có đủ thời gian và năng lượng để đảm đương. Sai lầm phổ biến của mọi người hiện nay là quá chú tâm vào công việc mà bỏ bê bản thân. Thói quen không tốt này có thể khiến bạn bị quá tải dẫn đến những triệu chứng căng thẳng, lo âu và kiệt sức trong công việc.
Ảnh: Internet
Thói quen quan trọng tiếp theo của người giỏi chịu áp lực là luôn giữ vững những mối quan hệ cần thiết. Khi gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ, những người giỏi chịu áp lực luôn biết ai sẽ là người có thể giúp họ trong những tình huống nhất định. Họ cố gắng mở rộng vòng tròn xã hội và quen biết rất nhiều người trong những ngành nghề và hoàn cảnh khác nhau. Khi căng thẳng và áp lực bủa vây, họ thường kiểm soát tốt tình huống bằng cách tìm kiếm những lời khuyên hữu ích hoặc sự giúp đỡ thân tình từ những người xung quanh. Ví dụ trong kinh doanh, những người có khả năng chịu áp lực thường có những người cố vấn hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy. Trong cuộc sống, họ thường có những người hướng dẫn (mentor) hoặc những người bạn tốt để dẫn dắt, sẻ chia. Có người ở bên cạnh luôn là một trong những cách tuyệt vời giúp bạn giảm bớt căng thẳng và sớm lấy lại sự bình tĩnh của mình.
Thay vì tự dằn vặt chính mình với những sai lầm trong quá khứ hay luôn lo lắng cho những gì có thể diễn ra trong tương lai, người giỏi chịu áp lực thường tập trung vào hiện tại và chỉ nên quan tâm đến những gì bản thân có thể kiểm soát được. Những điều xảy ra trong quá khứ chắc chắn không thể thay đổi nhưng nếu chúng ta tập trung vào hiện tại thì tương lai có thể diễn ra theo ý mình. Do đó, sự kiểm soát của chúng ta không nằm ở quá khứ hoặc tương lai mà chúng nằm ngay ở thời điểm hiện tại. Đây là thói quen để những người mạnh mẽ luôn bình tâm trước mọi căng thẳng và áp lực.
Ảnh: Internet
Một trong những thói quen quan trọng khác là duy trì thiền định. Thiền định hay ngồi thiền không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện nhưng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt suy nghĩ và cảm xúc từ đó giải phóng nguồn năng lượng tiêu cực. Liệu pháp thực hành chánh niệm này sẽ hỗ trợ bạn giải tỏa áp lực đồng thời kiểm soát tốt sự tập trung, giúp bạn bình tĩnh hơn khi đối mặt với những khó khăn. Thiền định còn giúp bạn tạo nên một không gian phát triển nơi bản thân sẽ đối mặt với những suy nghĩ và cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của chính mình mà ở đó bạn sẽ tìm ra đâu là câu trả lời cho thực tại. Điều hòa hơi thở, tập trung vào luồng khí di chuyển bên trong mỗi khi hít vào và thở ra, bạn sẽ thấy tâm hồn mình tĩnh lặng và tạm biệt hết mọi phiền lo.
>>> Đọc thêm: 6 dấu hiệu "Green Flags" chứng tỏ bạn đang trở nên tốt hơn mỗi ngày
Thói quen tiếp theo của người giỏi chịu áp lực là luôn phân loại vấn đề đang gặp phải cũng như cố gắng giải quyết triệt để từng vấn đề thay vì xử lý mọi thứ cùng lúc. Họ chia nhỏ từng khó khăn và quyết định đâu là thời điểm thích hợp để giải quyết mỗi thách thức. Thói quen này sẽ giúp họ giải quyết tận gốc vấn đề và tránh những phát sinh có thể xảy ra. Sau khi giải quyết xong một nút thắt, họ có thể an tâm để chuyển sang đối diện với những vấn đề tiếp theo.
Ảnh: Internet
Đối với những người giỏi chịu áp lực, họ thường không áp dụng lối tư duy tuyệt đối (black and white thinking). Lối suy nghĩ như thế thường đặt chúng ta vào những suy đoán vô căn cứ dẫn đến những nỗi thất vọng không đáng và gây lãng phí thời gian, năng lượng của bản thân. Bạn có thể bắt gặp lối tư duy ấy ở những câu giả định như sau:
Có thể thấy, cách suy nghĩ rạch ròi như thế sẽ mang lại cho bạn sự tiêu cực hoặc tích cực quá lớn khiến bạn cảm thấy áp lực hay mắc kẹt trong những mơ mộng thay vì thực tế. Đó là lý do vì sao những người có khả năng chịu áp lực thường tránh lối suy nghĩ trắng đen tuyệt đối.
Cùng đối mặt với một vấn đề như nhau, nhiều người sẽ lựa chọn những giải pháp khác nhau để giải quyết. Có người nhờ sự giúp đỡ của người khác, có người dựa vào tình huống mà phán đoán, có người dựa vào cảm xúc để tìm hướng đi. Những người sở hữu khả năng chịu áp lực tốt thường dùng lý trí để đối diện với thực tế. Đối mặt với những vấn đề cấp bách, họ luôn tự hỏi bản thân hai điều:
Sau khi trả lời được những câu hỏi này, họ sẽ tìm được hướng giải quyết cho mình. Đôi lúc vấn đề không nghiêm trọng hay cấp bách như bạn nghĩ, thay vì hoảng loạn và để cảm xúc dẫn dắt, hãy dành thời gian để tìm ra hướng giải quyết cho tình huống hiện tại. Những người giữ được bình tĩnh trước áp lực đều tin rằng mọi vấn đề đều có thể tìm ra hướng giải quyết, và họ sẽ dựa vào năng lực của mình để phán đoán tình hình, từ đó tìm ra phương hướng phù hợp để vượt qua.
Ảnh: Internet
Cuộc đời không phải là con đường thẳng tắp và trải đầy hoa hồng. Áp lực cuộc sống, những mối quan hệ không lành mạnh, khó khăn tài chính… mỗi người đều mang trên vai những gánh nặng riêng và đều phải học cách đối diện với vấn đề của chính mình. Đối với những người giỏi chịu áp lực, thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh và xem mình là nạn nhân trước những khó khăn, họ học cách giữ bình tĩnh và tìm cách vượt qua mọi thách thức mà cuộc đời mang lại. Hơn ai hết, họ hiểu được sự căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống như một lẽ hiển nhiên và tất cả mọi người đều đang phải đối diện với những nỗi khổ của riêng mình. Họ an ủi chính mình rằng bản thân không hề đơn độc và xem khó khăn như thử thách và bài học cần vượt qua.