Tư duy phản biện là gì? Biểu hiện của người có tư duy phản biện như thế nào? Có thể nói, critical thinking là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng và được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao ở ứng viên.
Critical thinking hay tư duy phản biện là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng suy luận logic, hợp lý và hiểu được mối liên hệ giữa các khái niệm, sự kiện và ý tưởng.
Photo: Internet
Trong công việc, một nhân viên sở hữu tư duy phản biện tốt có thể đơn giản việc:
Do đó, có thể dễ hiểu tại sao đây lại là kỹ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao và tìm kiếm ở ứng viên như vậy.
Dấu hiệu đầu tiên của người có tư duy phản biện là lập trường vô cùng rõ ràng. Họ thường không tiếp cận vấn đề và đưa ra kết luận một cách quá nhanh chóng.
Đặc điểm của người có tư duy phản biện là có lập trường
Ví dụ về người có tư duy phản biện, họ không bao giờ đánh giá những điều họ chưa biết rõ ràng dù đã được nghe kể của một ai đó. Họ có xu hướng quan sát, xem xét sự việc và bản thân mình một cách kỹ lưỡng.
Người có tư duy phản biện thường không thực hiện một điều gì đó nếu họ chưa biết rõ về nó. Họ sẽ không bao giờ đồng ý về một vấn đề với lý do “người khác nói vậy”. Thay vào đó, họ cần biết chính xác lý do trước khi bắt đầu làm một việc gì đó.
Bạn biết đấy, việc đưa ra quan điểm và ý tưởng đi ngược lại đám đông có thể khiến bản thân bị cô lập. Với những người sở hữu critical thinking họ thường không nghĩ về vấn đề này mà họ quyết định làm theo cái mà họ cho là đúng, không đi vào lối mòn của người đi trước để tạo ra sự thay đổi thật sự.
Tôn trọng sự thật và ưu tiên đưa ra quyết định dựa trên sự thật là một trong những biểu hiện của người có tư duy phản biện. Chẳng hạn, khi mua một chiếc áo, thứ họ quan tâm nhiều hơn là công dụng của sản phẩm hơn và hình thức của nó.
>>> Tự Ti Là Gì? Vượt Qua Tâm Lý Tự Ti Để Trở Thành Phiên Bản Tốt Hơn
Như Fowi vừa chia sẻ ở phần trên, người có tư duy phản biện luôn xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng và không đưa ra kết luận một cách vội vã. Họ có xu hướng tìm tòi và nghiên cứu các thông tin hữu ích, tin cậy trước khi đưa ra một quyết định nào đó.
Những đặc trưng của người có tư duy phản biện
Người sở hữu critical thinking thường tự tin vào bản thân mình và không sợ sai. Họ quyết tâm trong việc bảo vệ quan điểm và lập trường của mình. Tuy nhiên, họ sẵn sàng học hỏi và rút kinh nghiệm khi mắc sai lầm.
Trong một nhóm, nếu bạn thường xuyên đưa ra những ý kiến phản bác hoặc chỉ ra những điểm được coi là chưa tốt thì bạn có thể được coi như là một “kẻ phản diện”. Tuy vậy, mục đích của bạn cũng chỉ muốn công việc trở nên tốt hơn.
Đôi lúc bạn như là kẻ xấu trong mắt người khác
Người có tư duy phản biện thường thích sự rõ ràng, do đó họ không ngừng xem xét, và tự nhận thức về bản thân mình rằng “Lý do tôi làm điều này là gì?”, “Tôi làm điều này vì chính mình hay vì người khác?”. Qua đây giúp họ xác định con đường đúng đắn cho bản thân.
Vì mong muốn mọi thứ được trở nên rõ ràng, người có tư duy phản biện luôn đặt ra các câu hỏi để trả lời cho vấn đề của mình được cụ thể nhất. Điều này giúp họ rất nhiều trong việc đưa ra một quyết định hiệu quả.
>>> Phương Pháp Làm Việc Hiệu Quả Và Năng Suất Mỗi Ngày
Biểu hiện của người không có tư duy phản biện sẽ như thế nào? Người không có tư duy phản biện sẽ ra sao? Trong phần trên bạn đã được biết về các biểu hiện của người có tư duy phản biện, cùng tìm hiểu trong phần dưới đây những đặc điểm cho thấy một người không sở hữu kỹ năng này nhé.
Biểu hiện của người không có tư duy phản biện
Làm thế nào có thể cải thiện kỹ năng tư duy phản biện? Theo đó, để cải thiện các kỹ năng tư duy phản biện, bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây:
Trên đây là những chia sẻ về 11 biểu hiện của người có tư duy phản biện mà Fowi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị về chủ đề này, cũng như giúp bạn biết cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả.